Việc lựa chọn vật liệu nền sân phù hợp cho sân chơi trẻ em ngoài trời là yếu tố then chốt để đảm bảo an toàn, độ bền và tính thẩm mỹ. Với nhiều lựa chọn vật liệu có sẵn trên thị trường, việc đưa ra quyết định đúng đắn đôi khi không phải là chuyện dễ dàng đối với các chủ đầu tư.
Bài viết này bộ phận Thiết kế & Kỹ thuật Merryland sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về các loại vật liệu phổ biến cho nền sân chơi ngoài trời, từ cao su EPDM, cỏ nhân tạo đến gạch cao su, sỏi, cát, và nền bê tông. Mỗi loại đều có những ưu và nhược điểm riêng theo yêu cầu cụ thể của dự án. Hãy cùng khám phá chi tiết từng loại để đưa ra lựa chọn tốt nhất cho sân chơi của bạn.
1. Vật liệu nền sân chơi được ưa chuộng nhất: Cao su EPDM
Cao su EPDM là vật liệu hàng đầu, luôn được ưu tiên số 1 cho nền sân chơi không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Nhờ vào chất lượng cao cấp, tính an toàn và thẩm mỹ vượt trội mà các loại vật liệu khác không thể so sánh được.
Ưu điểm của nền sân cao su EPDM:
- An toàn cao: Độ đàn hồi của cao su EPDM giúp giảm thiểu nguy cơ chấn thương khi trẻ chạy nhảy, nô đùa, leo trèo hay bị ngã.
- Chống trơn trượt: Ngay cả khi trời mưa, bề mặt cao su vẫn giữ được độ bám tốt cho nền sân, hạn chế tình trạng trượt ngã.
- Độ bền: Nền cao su EPDM chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt, như nắng gắt, mưa lớn, và ít bị phai màu hay hư hỏng.
- Đẹp mắt, dễ tạo hình: Nền sân cao su EPDM có thể dễ dàng tùy chỉnh thiết kế với các màu sắc, hoa văn, hình vẽ theo chủ đề khác nhau, tạo nên một sân chơi trẻ em sáng tạo, hấp dẫn và đồng bộ.
- Bảo dưỡng dễ dàng: Chỉ cần kiểm tra định kỳ và vệ sinh bề mặt, không cần bảo dưỡng phức tạp
Hạn chế:
- Chi phí cao: Cao su EPDM có chi phí lắp đặt cao hơn so với các vật liệu khác. Tuy nhiên, đây là khoản đầu tư lâu dài và hoàn toàn xứng đáng cho sự cao cấp, an toàn và độ bền của sân chơi.
2. Vật liệu nền sân chơi phổ biến nhất: Cỏ nhân tạo
Cỏ nhân tạo được xem là vật liệu nền sân phổ biến, được chủ đầu tư lựa chọn nhiều cho sân chơi ngoài trời. Bởi sử dụng nền sân cỏ nhân tạo vừa có thể giúp giảm một phần ngân sách, vừa đảm bảo được cơ bản sự an toàn và đẹp mắt cho nền sân chơi.
Ưu điểm của nền cỏ nhân tạo:
- Mềm mại và an toàn: Cỏ nhân tạo cung cấp bề mặt mềm mại cho sân chơi
- Màu sắc tự nhiên: Mang lại cảm giác xanh mát, tự nhiên, gần gũi với thiên nhiên
- Chi phí bảo dưỡng thấp: Không cần cắt cỏ, tưới nước hay bón phân, dễ dàng duy trì mà không tốn nhiều công sức.
- Sử dụng quanh năm: Cỏ nhân tạo không bị ảnh hưởng bởi thời tiết như cỏ thật, giúp sân chơi luôn trong tình trạng tốt.
Hạn chế:
- Nhiệt độ cao: Cỏ nhân tạo có thể nóng lên dưới ánh mặt trời, làm giảm sự thoải mái khi chơi
3. Gạch cao su
Gạch cao su cũng là một lựa chọn đáng cân nhắc nhờ vào tính năng an toàn và độ bền.
Ưu điểm của nền sân gạch cao su:
- Chống trơn trượt: Gạch cao su có bề mặt chống trượt, an toàn cho trẻ em khi chơi đùa.
- Mềm mại: Giảm thiểu nguy cơ chấn thương khi ngã.
- Dễ lắp đặt và bảo dưỡng: Gạch cao su dễ dàng lắp đặt, có thể thay thế từng viên nếu cần.
- Độ bền cao: Chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt mà không bị hư hỏng.
Hạn chế:
- Hạn chế về thiết kế: nền gạch cao su thi công bằng cách ghép các viên gạch vuông có sẵn lại với nhau nên không sáng tạo được nhiều kiểu dáng, màu sắc, mẫu mã như nền sân cao su EPDM
4. Nền sân cát và sỏi
Cát và sỏi là những vật liệu truyền thống, dễ tiếp cận và có chi phí thấp. Do vậy, nó thường được sử dụng trong các sân chơi bình dân, chi phí thấp.
Ưu điểm của nền sân cát và sỏi:
- Chi phí thấp: Là một trong những lựa chọn rẻ nhất cho nền sân chơi.
- Tự nhiên: Mang lại cảm giác tự nhiên và thú vị cho trẻ em khi chơi.
- Khả năng hấp thụ chấn động: Cát có khả năng hấp thụ chấn động khi trẻ ngã (sỏi không có đặc tính này)
Hạn chế:
- Cát và sỏi dễ lẫn các dị vật, dễ bị bẩn, dễ bị rửa trôi khi trời mưa. Cần quét dọn thường xuyên các khu vực lân cận khi trẻ di chuyển nhiều từ khu vực chơi sang khu vực khác và mang theo bụi bẩn.
- Không an toàn tuyệt đối: Sỏi có thể gây trầy xước, chấn thương khi trẻ nô đùa, va đập, té ngã.
5. Nền sân bê tông
Nền sân bê tông thường là nền sân nguyên bản của các sân chơi trẻ em ngoài trời. Nó được sử dụng như nền tảng cho các loại vật liệu nền sân chơi khác. Nhưng đôi khi, chủ đầu tư cũng sử dụng luôn nền sân bê tông cho khu vui chơi.
Ưu điểm của nền sân bê tông
- Chi phí thấp: Bê tông là vật liệu rẻ tiền và dễ thi công.
- Độ bền cao: Bê tông có tuổi thọ cao và chịu được tải trọng lớn.
- Lớp nền ổn định: Bê tông cung cấp một lớp nền vững chắc cho các vật liệu khác như cao su EPDM hoặc cỏ nhân tạo.
Hạn chế:
- Không an toàn: Bề mặt cứng của bê tông có thể gây chấn thương nghiêm trọng khi trẻ ngã.
- Chống trơn trượt kém: Khi ướt, bê tông trở nên trơn, làm tăng nguy cơ trượt ngã.
- Không thân thiện với môi trường: Bê tông hấp thụ nhiệt mạnh, tạo ra bề mặt nóng vào mùa hè, không phù hợp cho trẻ em chơi trong thời gian dài.
Kết luận
Khi chọn vật liệu cho nền sân chơi trẻ em ngoài trời, cần xem xét kỹ lưỡng các yếu tố như độ an toàn, thẩm mỹ, độ bền và khả năng bảo dưỡng. Theo kinh nghiệm từ các dự án sân chơi thực tế, cao su EPDM và cỏ nhân tạo là hai lựa chọn tối ưu nhất. Tuy nhiên, sự lựa chọn cuối cùng nên dựa trên điều kiện cụ thể của dự án và nhu cầu sử dụng lâu dài. Cuối cùng, lưu ý rằng nền bê tông có thể là lựa chọn cơ bản nhưng cần được bổ sung bằng các lớp vật liệu khác để tăng cường an toàn và trải nghiệm cho trẻ.
Liên hệ với Merryland để biết thêm chi tiết và được tư vấn, hỗ trợ thiết kế sân chơi:
🌐 Website: merryland.vn
☎ Hotline/Zalo: 0905 389 888 | 0705 389 888
👍 Fanpage: facebook.com/merrylandllc
Comments