top of page

Hướng dẫn chơi leo dây an toàn và hiệu quả cho trẻ em trên sân chơi ngoài trời

Leo dây là một trong những trò chơi ngoài trời phổ biến, không chỉ giúp trẻ rèn luyện sức khỏe mà còn phát triển khả năng vận động, sự khéo léo và tinh thần kiên trì. Tuy nhiên, việc chơi leo dây cũng tiềm ẩn một số rủi ro nếu không được hướng dẫn đúng cách. 


Trong bài viết này, bộ phận Kiểm soát Chất lượng Merryland sẽ cung cấp cho phụ huynh, người lớn giám sát các các thông tin chi tiết và lưu ý về trò chơi leo dây. Nhờ đó giúp trẻ em chơi trên hệ leo dây một cách an toàn, hiệu quả và tạo ra những trải nghiệm vui chơi bổ ích.


1. Chuẩn bị trước khi bắt đầu chơi leo dây

Trước khi cho trẻ chơi leo dây, phụ huynh nên kiểm tra dây leo cẩn thận. Bởi không phải khu vui chơi nào các thiết bị leo dây cũng được bảo trì bảo dưỡng thường xuyên. Nhiều sân chơi còn sử dụng dây thừng thay cho dây cáp chuyên dụng. Mặt khác, leo dây trường mầm non hay leo dây sân chơi chung cư, công viên… cũng đều có rất đông trẻ nhỏ leo trèo. Do vậy, cần đảm bảo dây không bị sờn, đứt hoặc có dấu hiệu hư hỏng. Ngoài ra, khu vực xung quanh hệ leo dây không được có chướng ngại vật. Bề mặt phải bằng phẳng và phủ các vật liệu giảm chấn (ví dụ EPDM) để giảm nguy cơ chấn thương nếu trẻ ngã. 


Trang phục của trẻ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giữ an toàn khi leo dây. Cha mẹ nên cho các bé mặc quần áo gọn gàng, tránh các loại trang phục quá rộng hoặc có dây trang trí, phụ kiện dài dễ mắc vào dây leo. Cũng không nên mặc các loại quần áo quá bó sát làm hạn chế khả năng vận động của trẻ. Nên chọn giày thể thao có độ bám tốt hoặc leo bằng chân không nếu muốn. Tránh sử dụng dép hoặc giày có đế trơn trượt để tăng cường an toàn khi chơi trên leo dây ngoài trời. 


tre-em-choi-leo-day-truong-mam-non
Trẻ em chơi leo dây trên sân chơi trường mầm non

Leo dây là trò chơi đòi hỏi về thể lực, khả năng phối hợp tay chân linh hoạt và sức bền nhất định. Vì vậy, trước khi chơi, phụ huynh nên nhắc trẻ khởi động để cơ thể sẵn sàng và tránh bị chuột rút, căng cơ. Một số bài tập khởi động đơn giản như:

- Khởi động tay chân: Xoay cổ tay, cổ chân và các khớp

- Kéo giãn cơ: Vươn vai, cúi người chạm ngón chân


2. Hướng dẫn kỹ thuật leo dây an toàn cho trẻ em

Hiểu một cách đơn giản, kỹ thuật leo dây được chia thành 2 phần chính. Bao gồm kỹ thuật leo lên và kỹ thuật xuống dây. Cụ thể:


  • Kỹ thuật leo lên dây:

- Nắm chắc dây: Dạy trẻ cách nắm dây bằng cả hai tay. Sử dụng cả bàn tay để nắm một cách chắc chắn. Điều chỉnh tay để cảm thấy thoải mái nhất. Không siết quá chặt hoặc nắm quá lỏng. Với những trẻ bị mồ hôi tay (tay luôn bị ướt, trơn trượt), phụ huynh nên cân nhắc kỹ trước khi cho con chơi trò chơi này.

- Sử dụng chân làm điểm tựa: Khi leo lên, trẻ cần có sự tính toán và quan sát về vị trí đặt tay chân liên tục. Nếu như tay đóng vai trò định hướng thì chân cung cấp lực đẩy cơ thể leo lên. Mỗi bước trẻ nên bước chắc chắn, vững vàng, không vội vàng hay bước khoảng cách quá lớn.


thiet-bi-leo-day-truong-mam-non
Leo dây luôn là trò chơi được các bé cực kỳ yêu thích trên sân chơi
  • Kỹ thuật xuống dây:

- Giữ chắc dây khi xuống: Quá trình này ngược lại với khi leo lên. Hai tay vẫn cần giữ chắc dây khi bắt đầu xuống. Hạ chân xuống từng bước nhỏ, cẩn thận và khéo léo. 

- Tiếp đất an toàn: Nhắc trẻ không nên xuống quá nhanh hoặc thả mình tự do xuống đất. Khi xuống gần đến mặt đất, trẻ cần thả chân xuống nhẹ nhàng, uốn cong đầu gối để giảm lực tác động. Không được nhảy từ độ cao quá lớn xuống đất để tránh chấn thương.

Hãy ghi nhớ rằng, dù khi leo lên hay leo xuống, trong quá trình chơi leo dây, trẻ cũng phải di chuyển chậm rãi, luôn giữ ít nhất ba điểm tiếp xúc (hai tay và một chân hoặc hai chân và một tay) với mạng lưới dây để đảm bảo an toàn.


3. Các lưu ý an toàn khi chơi leo dây ngoài trời 

Leo dây trên sân chơi trẻ em được thiết kế để phù hợp với thể lực, chiều cao của trẻ. Tuy vậy, giữa các độ tuổi, giới tính vẫn có sự chênh lệch nhất định. Vì thế, người lớn nên căn cứ vào thể trạng thực tế của con em mình để quyết định xem bé đã đủ khả năng chơi leo dây hay chưa, hoặc được leo đến độ cao nào. Chẳng hạn:


- Đối với trẻ nhỏ: Giới hạn độ cao leo dây ở mức thấp, để trẻ có thể tự kiểm soát và không cảm thấy quá sợ hãi.

- Đối với trẻ lớn hơn: Cho phép leo cao hơn, nhưng vẫn cần giám sát chặt chẽ để đảm bảo an toàn.


he-leo-day-san-choi-ngoai-troi
Kích thước và độ khó của hệ leo dây cần được nghiên cứu phù hợp với độ tuổi và khả năng trẻ em

Người lớn nên có mặt và giám sát trong suốt quá trình trẻ chơi hệ leo dây, nhất là với trẻ nhỏ hoặc trẻ mới tập chơi. Nếu trẻ gặp khó khăn hoặc cảm thấy lo lắng, người lớn cần sẵn sàng hỗ trợ, hướng dẫn trẻ cách xuống dây an toàn hoặc khuyến khích trẻ khi phù hợp. Đồng thời, sự có mặt của người lớn cũng giúp ngăn chặn các hành vi nguy hiểm như đẩy, kéo hoặc trêu đùa trên dây. 


Bên cạnh đó, người lớn luôn luôn phải nhắc nhở trẻ em không được thực hiện các hành động tiềm ẩn nguy hiểm trong khi chơi leo dây. Ví dụ: đẩy, kéo dây (gây mất thăng bằng và làm các bé khác ngã); nhảy từ dây này sang dây khác; thả hai tay khi đang leo…


Kết luận

Chơi leo dây là một hoạt động vui chơi ngoài trời tuyệt vời, mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển toàn diện của trẻ em. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và giúp trẻ tận hưởng trò chơi một cách tối đa, cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và giám sát cẩn thận từ người lớn. Với hướng dẫn chi tiết chi tiết trên đây, các bé sẽ có những trải nghiệm vui chơi bổ ích và an toàn khi tham gia trò chơi leo dây.



Nếu bạn đang tìm kiếm hệ leo dây an toàn và chất lượng cho sân chơi của mình, hệ leo dây của Merryland là lựa chọn đáng tin cậy. Với thiết kế bền bỉ, đạt chuẩn quốc tế, Merryland mang đến sự an tâm cho các chủ đầu tư và niềm vui cho các bé.


Liên hệ với Merryland để biết thêm chi tiết và được tư vấn, hỗ trợ thiết kế sân chơi: 

🌐 Website: merryland.vn

☎ Hotline/Zalo: 0905 389 888 | 0705 389 888


Comments

Couldn’t Load Comments
It looks like there was a technical problem. Try reconnecting or refreshing the page.
  • Merryland LLC
  • Facebook
bottom of page